Giới thiệu "Bức tranh quê" trong thơ của các nhà thơ nữ trước cách mạng tháng Tám

Authors: Nguyễn, Thị Bích Nga

Từ bao đời nay, làng quê đã trở thành một đề tài quen thuộc trong thơ văn Việt
Nam. Hình ảnh làng quê hiện lên dưới ngòi bút của các thi sĩ dân gian hay các nhà văn
nhà thơ trung đại, hiện đại cũng đều gợi được những nét gần gũi, thân quen, hiền hòa,
bình dị. Trong văn học dân gian, ca dao dân ca là tiếng nói trực tiếp của người dân lao
động. Có không biết bao nhiêu câu ca dao ca ngợi vẻ đẹp của những người dân lao
động. Nhiều cảnh làng quê thanh bình, yên ả đã đi vào lòng độc giả thuộc nhiều thế hệ.
Bởi nó đã diễn tả đầy đủ tình cảm, tâm tư của con người Việt Nam đối với quê hương
đất nước.

Văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng miêu tả vẻ đẹp quê hương đất
nước tươi đẹp và hùng vĩ. Đó là bức tranh thiên nhiên vùng ngoại thành Hà Nội xưa
hiện lên rất đẹp qua bàn tay kiến tạo của các nghệ nhân:
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gầy dựng nên non nước này?”...

Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/24907

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này