"Địa mạo Karst"

Authors: Vũ, Văn Phái





Karst là một thuật ngữ bắt nguồn từ các từ Kras ở Slovenia, Karst ở Đức, Carso ở Ý. Karst là quá trình được phát triển trong các vùng có các loại đá dễ bị hòa tan (còn được gọi là tính dễ bị hòa tan), như: các đá carbonat gồm đá vôi, dolomit, hoặc các đá khác như đá muối, thạch cao, v.v., được gọi là các đá karst, dưới tác động của nước tự nhiên có khả năng hoàn tan. Như vậy, điều kiện cần để phát triển karst là phải có đá có khả năng hòa tan và điều kiện đủ là phải có nước tự nhiên lưu thông được trong đó. Khả năng hòa tan của đá karst còn phụ thuộc vào chính bản thân thành phần hóa học và đặc tính vật lý của nó. Đá karst. Trên thế giới có rất nhiều đá có khả năng hòa tan, nhưng loại đá quan trọng nhất đối với quá trình karst là các đa carbonat. Trên thế giới, đá carbonat bao phủ khoảng 12% diện tích bề mặt lục địa của Trái đất [3]. Trong số đó, phổ biến nhất là đá vôi và dolomit. Một số đá khác có khả năng hòa tan tốt, nhưng ít tạo ra địa hình karst, hoặc không có ý nghĩa cả trong lý thuyết lẫn thực tiễn, như thạch cao và đá muối. Trong khi đó, một số loại đá có khả năng hòa tan rất thấp, hoặc hầu như không có khả năng hòa tan, nhưng vẫn tạo ra địa hình hang hốc giống như địa hình karst và được gọi là karst giả (pseudokarst). Tuy nhiên, địa hình karst được phát triển hông phải chỉ do tác dụng hòa tan hóa học của nước, mà còn có cả sự tham gia bóc mòn cơ học dưới tác động của nước và các nhân tố khác. Khả năng hòa tan của các đá karst hoàn toàn phụ thuộc vào thành phần hóa học của chúng. Tuy nhiên, tố độ hòa tan lại phụ thuộc rất nhiều vào tính chất vật lý của đá. Các tính chất vật lý vừa là kết quả của quá trình hình thành đá (như có thể lẫn các thành phần cát, sét, silic, v.v.), hoặc do biến đổi thứ sinh (bởi lực kiến tạo làm cho đá nứt vỡ, có nhiều khe nứt, hoặc bởi các lực ngoại sinh khác)...


Title:

Địa mạo Karst
Authors: Vũ, Văn Phái
Keywords: Quá trình địa mạo karst và phân loại karst
Tài nguyên và môi trường trong vùng karst
Issue Date: 2017
Publisher: H. : ĐHQGHN
Citation: tr. 1664 - 1676
URI:

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18509
Appears in Collections:Thông tin địa chất và tài nguyên địa chất Việt Nam (LIC)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này