M. Bakhơtin và vấn đề ngôn từ văn chương
Authors: Dinh Kim Nguyen
Mikhail Mikhailovits Bakhtin (1895 –
1975) là một trong những nhà triết học, mĩ học, văn hóa học và nghiên
cứu văn học lỗi lạc nhất của thế kỉ XX. Từ cuối những năm sáu mươi của
thế kỉ trước, ông đã được phương Tây biết tới và đánh giá cao; sáng tác,
tư tưởng cuộc đời và nhân cách của ông nhanh chóng trở thành đối tượng
quan tâm nghiên cứu, kiến giải ngày càng sâu rộng trên trường quốc tế,
đến mức hiện nay hoàn toàn có cơ sở nói về một bộ môn “Bakhtin học” trên
qui mô toàn cầu, với nhiều trung tâm ở nhiều nước phát triển. Những tư
tưởng thiên tài của ông ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát
triển của khoa học nhân văn trên phạm vi toàn thế giới.
Trong di sản lí luận văn học phong phú, đa dạng của M. Bakhtin, nội dung độc đáo nhất, chắc chắn, thuộc về lí thuyết thể loại văn học
của ông. M. Bakhtin cho rằng: “Không thể có tác phẩm nằm ngoài thể
loại. Tác phẩm chỉ tồn tại trong một hình thức thể loại cụ thể”...Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link:
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/59451
Nhận xét
Đăng nhận xét