Đình ngự triều Di Quy (Cổ Loa - Hà Nội)

Authors: Trịnh, Ngọc Huân

Đình Ngự Triều Di Quy, dựng trên nền điện thiết triều cũ, năm 1907, thời Nguyễn. Hình dáng bề thế, mái đao vút cong Cột đình còn đôi câu đối của Tôn Thất Thuyết.

Đình Cổ Loa, một khu di chỉ khảo cổ quan trọng, với nhiều hiện vật đã được khai quật: thời kỳ đồ đá, đồ đồng. Trong những năm gần đây lại tìm thấy trống đồng ở ngay khu thành nội thuộc loại 1 của “trống đồng Đông Sơn”, ngang với các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ. Xem hội đình này cũng là dịp tham quan, tìm hiểu lịch sử, khảo cổ ở đây.

Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác Châu thổ sông Hồng, là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ.  Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Con sông này qua nhiều thế kỷ bị phù sa bồi đắp và nay đã trở thành một con lạch nhỏ, nhưng xưa kia sông Hoàng là một nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu, con sông lớn nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Như vậy, về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có vị trí vô cùng thuận lợi hơn bất kỳ ở đâu tại Đồng bằng Bắc Bộ vào thời ấy. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Hai mạng lưới đường thủy này chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc Bộ Việt Nam. Qua sông Hoàng, thuyền bè có thể tỏa đi khắp nơi, nếu ngược lên sông Hồng là có thể thâm nhập vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, xuôi sông Hồng, thuyền có thể ra đến biển cả, còn nếu muốn đến vùng phía Đông Bắc Bộ thì dùng sông Cầu để thâm nhập vào hệ thống sông Thái Bình đến tận sông Thương và sông Lục Nam...

Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33874 

  

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này